Nghi thức lễ gia tiên được xem là bản sắc văn hóa của người Việt được lưu truyền từ ngàn xưa. Phong tục này mang sứ mệnh cao cả với nhiều ý nghĩa tốt đẹp. Vậy bạn đã hiểu hết về nghi thức này chưa? Cùng Mailisa tìm hiểu nhé!
1. Lễ gia tiên là gì?
Lễ gia tiên là phong tục cưới truyền thống của người Việt như buổi ra mắt gia đình tổ tiên của cặp đôi uyên ương. Qua đó, hai bên gia đình thể hiện lời xin phép trước bàn thờ ông bà tổ tiên về việc dựng vợ, gã chồng cho con cháu.
Ở phía nhà gái, buổi lễ sẽ là ngày ra mắt chính thức của chú rể với tổ tiên và cô dâu chính thức lấy chồng. Còn ngược lại ở phía nhà trai, lễ gia tiên được xem là buổi lễ ra mắt của nàng dâu với gia đình và tổ tiên nhà chồng.
Trong buổi lễ, cô dâu và chú rể sẽ thắp hương lên bàn thờ tổ tiên và khấn để tỏ lòng thành kính, lòng biết ơn đến cội nguồn, tổ tiên của mình.
2. Tại sao phải thực hiện?
Đám cưới là một ngày trọng không chỉ riêng của cặp đôi mà còn là của cả gia đình, dòng họ. Vì thế, việc tổ chức buổi lễ để xin phép tổ tiên là nhất định phải thực hiện. Ngoài ra, đây còn là truyền thông để bày tỏ lòng biết ơn công sinh thành, dưỡng dục của ông bà, tổ tiên mình. Một truyền thống rất ý nghĩa về cội nguồn của gia đình đúng không nào?
3. Trang trí lễ gia tiên như thế nào?
Đây là một nghi thức quan trọng trong ngày cưới nên cần có sự chỉnh chu và tươm tất. Vì thế, bàn thờ gia tiên phải được lau chùi, dọn dẹp và trang trí thật kỹ lưỡng.
Ở một số nơi sẽ gắn chữ hỷ ngay chính diện khi trang trí gia tiên. Bên dưới đặt bộ lư đồng và cặp nến ở hai bên. Trên bàn gia tiên còn trang trí thêm bình hoa, mâm ngũ quả, trầu cau,…. Bên cạnh bàn gia tiên là một cái bàn với khăn bàn lịch sự để chuẩn bị cho việc đặt sính lễ bên nhà trai mang đến. Và tùy theo từng vùng miền sẽ có cách trang khí khác nhau.
4. Nghi lễ gia tiên trong ngày cưới?
Theo truyền thống, lễ gia tiên được tổ chức trong lễ hỏi và lễ cưới. Thế nhưng, để phù hợp với điều kiện của các gia đình hiện nay thì có thể gộp lễ hỏi và cưới vào chung một ngày. Quan trọng, nghi lễ vẫn phải giữ được sự chỉnh chu, nét đặc sắc để bày tỏ lòng thành kính và chân trọng đối với bề trên.
Buổi lễ được tổ chức ở cả nhà trai và nhà gái:
4.1 Bên nhà gái
Nghi thức lễ gia tiên tại nhà gái, nhà trai sẽ đem trầu cau, sính lễ và mâm ngũ quả qua nhà gái rước dâu. Sau khi thực hiện các thủ tục chào hỏi và phát biểu của hai bên gia đình. Cuối cùng, lễ gia tiên sẽ được cử hành. Cha cô dâu hoặc người đại diện sẽ lên thắp hương đầu tiên lên bàn thờ.
Đồng thời, người này sẽ đọc đôi lời thông báo cô dâu chuẩn bị xuất giá và giới thiệu chú rể với tổ tiên. Sau đó, cặp đôi sẽ được hướng dẫn thắp hương lên bàn thờ nhà gái và khấn. Sau khi hoàn thành nghi lễ , nhà trai sẽ bắt đầu rước cô dâu về nhà chồng.
4.2 Bên nhà trai
Sau khi rước dâu về nhà trai, cặp đôi sẽ tiếp tục thực hiện nghi lễ. Ở đây, lễ gia tiên tại nhà trai mang ý nghĩa thông báo lễ cưới của con cháu và giới thiệu cô dâu với tổ tiên nhà trai.
Lễ gia tiên nhà trai cũng sẽ có người đại diện đọc lời khấn, thông báo lễ cưới. Sau đó cô dâu chú rể sẽ thắp hương trên bàn gia tiên nhà trai. Cuối cùng là dâng trà lên cha mẹ chú rể và các bậc trưởng bối trong nhà.
5. Một số lưu ý nhỏ
Tùy theo phong tục cưới hỏi từng vùng miền mà lễ vật trên bàn thờ gia tiên sẽ khác nhau. Tuy nhiên, những món không thể thiếu là trà, rượu, hoa quả, trầu cau,..
Ngoài ra, nếu gia đình vẫn giữ truyền thống khi tổ chức lễ hỏi riêng thì lễ gia tiên chỉ tổ chức tại nhà gái. Trong lễ hỏi, khi hai bên gia đình thưa chuyện xong và nhà gái chính thức nhập lễ vật và chấp nhận hỏi cưới thì lễ gia tiên mới chính thức được cử hành. Phương thức tiến hành thì vẫn được giữ nguyên như trên ở nhà gái.
Mong rằng với bài viết này, cô dâu và chú rể sẽ có những kế hoạch để chuẩn bị thật chu đáo cho lễ gia tiên trong ngày cưới.